EST. 2014

shield-check-solid 100% HÀNG CHÍNH HÃNG

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Bánh bao bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh bao có thực sự gây béo phì?

Anh Lê Tuấn
Th 5 10/04/2025
Nội dung bài viết

Sự lựa chọn hoàn hảo, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho một buổi sáng giàu dinh dưỡng và năng lượng thì không thể nào không nhắc đến món bánh bao. Lớp vỏ mềm mại, núng nính cùng nhân bên trong đa dạng từ thịt, trứng đến rau củ, bánh bao không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp đủ năng lượng cần thiết để bắt đầu ngày mới. Vậy bánh bao bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh bao có thực sự gây béo phì không? Hãy cùng Yoursupp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Một cái bánh bao bao nhiêu calo

 

 
Ý Chính:

Bánh bao là bữa sáng phổ biến với lượng calo từ 110-360 kcal, trong đó bánh chay ít calo hơn bánh mặn, và bánh nhân thịt trứng cút cao nhất (360 kcal).

 

Bánh bao được lựa chọn cho bữa ăn sáng và có thể cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tùy theo kích thước và nguyên liệu chế biến mà lượng calo trong bánh thường thay đổi trung bình từ 110 đến 360 kcal. Hiện nay trong các cửa hàng bán bánh bao như Thọ Phát, Bánh Cao Cả Cần, ABC Bakery,..có rất nhiều loại nhân và hương vị bánh khác nhau từ chay đến mặn, thông thường thì bánh bao chay sẽ có lượng calo ít hơn bánh bao mặn, nhờ vào việc sử dụng các nguyên liệu như rau củ, đậu hoặc nấm. 

Để giúp bạn dễ dàng so sánh lượng calo giữa những cái bánh bao khác nhau như thế nào, Yoursupp đã tổng hợp một số thông tin trong bảng dưới đây:

 

Loại bánh baoLượng calo
Bánh bao trứng muối 50 kcal
Bánh bao nhân thịt trứng cút360 kcal
Bánh bao nhân đậu xanh150 kcal
Bánh bao không nhân chiên180 kcal
Bánh bao khoai môn170 kcal
Bánh bao sữa 200 kcal
Bánh bao chay110 kcal
Bánh bao kim sa131 kcal
 

Thành phần dinh dưỡng có trong bánh bao

 
Ý chính:

Bánh bao là món ăn giàu tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất, với lượng calo thay đổi tùy theo nhân và cách chế biến. Bánh bao thịt nhiều calo và đạm hơn bánh chay, còn bánh hấp thì ít calo hơn bánh chiên.
 

Bảng chi tiết:

 

Thành phần dinh dưỡng (100G bánh bao)Hàm lượng
Calo250 – 375 kcal (tuỳ loại & kích cỡ)
Chất đạm (Protein)6 – 10g
Chất béo (Fat)3 – 7g
Tinh bột (Carb)40 – 50g
Chất xơ (Fiber)1 – 3g
Sắt (Iron)1 – 2mg
Canxi (Calcium)20 – 40mg
Magie (Magnesium)20 – 30mg
Kali (Potassium)200 – 300mg
Kẽm (Zinc)1 – 2mg
Natri (Sodium)100 – 300mg
Vitamin ACó (tùy loại)
Vitamin CCó (thấp)
Vitamin nhóm BB1, B2, B6, Folate (B9)
Vitamin ECó (ít)

 

Calories (Năng lượng)

Một cái bánh bao nhỏ 50g chỉ có khoảng 125 calo, trong khi đó một cái bánh bao cỡ lớn 150g sẽ có khoảng 375 calo. Ngoài ra, bánh bao nhân thịt sẽ chứa nhiều calo hơn bánh bao nhân rau củ và bánh bao hấp ít calo hơn bánh bao nướng hoặc chiên.

  • Bánh bao nhân thịt thường có lượng calo cao hơn, khoảng 250-300 kcal.

  • Bánh bao chay hoặc bánh bao nhân đậu xanh có thể thấp hơn, khoảng 150-200 kcal.

Protein (Chất đạm)

Đối với những loại nhân bánh bao như thịt băm, trứng cút, hay trứng muối, protein là thành phần không thể thiếu. Trung bình, lượng protein trong bánh bao thường dao động từ khoảng 6 đến 10 gram trên 100g bánh, tùy thuộc vào loại nhân mà chúng cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

Lượng đạm này không chỉ hỗ trợ phục hồi và xây dựng cơ bắp mà còn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho một bữa ăn. Hơn nữa, protein còn kích thích cơ bắp hoạt động hiệu quả, giúp duy trì sức khỏe tổng thể. Do đó, bánh bao không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là lựa chọn dinh dưỡng lý tưởng cho những ai muốn duy trì thể lực và sức khỏe.

  • Bánh bao nhân thịt (chẳng hạn như thịt heo hoặc thịt gà) thường chứa hàm lượng protein cao hơn, có thể lên tới 8-10 gram. Điều này giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển cơ bắp.

  • Bánh bao nhân chay (như nhân đậu xanh hoặc rau củ) thường thấp hơn, khoảng 6-8 gram. Dù vậy, chúng vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho những ai theo chế độ ăn chay.

Fat (Chất béo)

Chất béo trong bánh bao thường chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thành phần dinh dưỡng, dao động từ khoảng 3 đến 7 gram trên 100g bánh, tùy thuộc vào loại nhân và phương pháp chế biến:

  • Bánh bao nhân thịt: Thịt làm bánh bao thường được trộn đều với một tỷ lệ mỡ nhất định để bánh làm xong có độ mềm mịn, nhân bánh kết dính tốt hơn, tránh rời rạc và tạo cảm giác khô, cứng khi ăn. Cũng vì vậy mà lượng chất béo trong bánh bao cũng khá cao, khoảng 7.21g/bánh

  • Bánh bao chay hoặc bánh bao nhân rau củ thường chứa ít chất béo hơn, thường chỉ khoảng 3-5 gram.

Chất béo trong bánh bao chủ yếu đến từ nguyên liệu như thịt hoặc dầu ăn (nếu bánh được chiên). Mặc dù bánh bao không phải là nguồn chất béo chính, nhưng lượng chất béo này vẫn góp phần vào hương vị và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi tiêu thụ, bạn nên cân nhắc lượng chất béo trong bữa ăn tổng thể để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh vì đây là chất béo từ thịt và mỡ động vật nên bạn không nên ăn quá nhiều, tránh nguy cơ bệnh mỡ máu, bệnh tim mạch. 

Carbohydrate (Tinh bột)

Đứng đầu trong danh sách những chất dinh dưỡng có trong bánh bao là hàm lượng tinh bột dồi dào, chủ yếu là bột mì. Trong 100g bánh bao, lượng tinh bột có thể lên đến khoảng 40 đến 50 gram, tùy thuộc vào loại bánh và cách chế biến sẽ cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. 

Ăn bánh bao không chỉ giúp bạn bổ sung năng lượng cần thiết mà còn cung cấp đường bột, hỗ trợ não bộ và cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bánh bao có nhân rau củ hoặc làm từ bột nguyên cám, lượng tinh bột có thể thay đổi, nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này tạo ra cảm giác no bụng, giúp bạn tránh cảm giác đói trong suốt buổi sáng hoặc giữa các bữa ăn. Nhờ vào hàm lượng tinh bột cao, bánh bao là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng. 

Chất xơ

Chất xơ trong bánh bao thường không quá cao, nhưng vẫn có mặt trong các loại bánh có nhân rau củ hoặc làm từ bột nguyên cám. Trong 100g bánh bao, hàm lượng chất xơ có thể dao động từ khoảng 1 đến 3 gram, tùy thuộc vào loại nhân và nguyên liệu.

Chất xơ rất quan trọng cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và duy trì cảm giác no lâu hơn. Bánh bao nhân rau củ sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn so với bánh bao nhân thịt, vì vậy nếu bạn muốn tăng cường lượng chất xơ, hãy chọn các loại bánh bao có nhân rau hoặc làm từ bột nguyên cám.

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp điều hòa đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vitamin và khoáng chất

Ngoài bổ sung các chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ thì trong bánh bao cũng chiếm một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho nhu cầu cơ thể hàng ngày. Các loại nhân bánh bao rau củ quả, đậu xanh, khoai môn,... cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, tốt cho hệ thống thần kinh, giảm stress và tăng sức đề kháng. 

Vitamin A: Thường có trong các loại nhân rau củ như cà rốt, bí đỏ hoặc cải xanh. Vitamin A rất quan trọng cho sức khỏe thị lực, hỗ trợ chức năng miễn dịch và góp phần vào sự phát triển của tế bào. Nó cũng giúp duy trì làn da khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Vitamin C: Nếu bánh bao có nhân từ rau xanh như cải bông hay cải xoăn, hàm lượng vitamin C sẽ cao hơn. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt, và có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.

Vitamin B: Các vitamin nhóm B, như B1 (thiamine), B2 (riboflavin) và B6, có thể xuất hiện trong bột mì và các nguyên liệu khác. Vitamin B rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo, giúp sản xuất năng lượng và duy trì chức năng của hệ thần kinh.

Folate (Vitamin B9): Nếu bánh bao sử dụng nhân từ đậu hoặc các loại rau củ, folate sẽ có mặt. Folate rất cần thiết cho sự phát triển tế bào, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Vitamin E: Có thể xuất hiện nếu bánh bao sử dụng các loại hạt hoặc dầu thực vật trong nhân. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và duy trì sức khỏe của da và tóc.

Sắt

  • Vai trò: Sắt là thành phần thiết yếu trong hemoglobin, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể. Nó cũng tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và hỗ trợ chức năng miễn dịch.

  • Nguồn trong bánh bao: Sắt có mặt chủ yếu trong các loại nhân thịt như thịt heo, thịt gà, và đậu. Đặc biệt, bánh bao nhân thịt sẽ cung cấp hàm lượng sắt cao hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Chiếm khoảng 1-2mg trong 100gr bánh bao 

Canxi

  • Vai trò: Canxi rất quan trọng cho sự phát triển xương và răng, giúp duy trì cấu trúc xương vững chắc. Nó cũng hỗ trợ chức năng thần kinh, co cơ và điều hòa nhịp tim.

  • Nguồn trong bánh bao: Canxi có thể có trong nhân từ đậu hoặc các loại rau xanh như cải bó xôi. Mặc dù hàm lượng canxi không cao như trong các sản phẩm từ sữa, nhưng bánh bao vẫn là một lựa chọn bổ sung tốt. Chiếm khoảng 20-40mg trong 100gr bánh bao

Magie

  • Vai trò: Magie tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, bao gồm điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh, và duy trì nhịp tim ổn định.

  • Nguồn trong bánh bao: Magie có thể có trong các loại hạt hoặc rau xanh được sử dụng làm nhân trong bánh bao. Việc bổ sung magie từ thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm căng thẳng. Chiếm khoảng 20-30mg trong 100gr bánh bao

Kali

  • Vai trò: Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước trong cơ thể, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp, và giúp điều chỉnh huyết áp.

  • Nguồn trong bánh bao: Kali thường có trong các loại rau củ như cà rốt hoặc khoai môn, nếu chúng được sử dụng làm nhân. Chế độ ăn giàu kali có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chiếm khoảng 200-300mg trong 100gr bánh bao

Kẽm

  • Vai trò: Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, tham gia vào quá trình chữa lành vết thương và duy trì chức năng của tế bào.

  • Nguồn trong bánh bao: Kẽm có thể tìm thấy trong các loại nhân thịt và đậu. Việc bổ sung kẽm từ thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Chiếm khoảng 1-2mg trong 100gr bánh bao

Natri

  • Vai trò: Natri là một khoáng chất quan trọng, giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ chức năng của tế bào và cần thiết cho việc truyền tín hiệu thần kinh và sự co cơ.

  • Nguồn trong bánh bao:  Chủ yếu đến từ muối và các gia vị sử dụng trong chế biến., chiếm khoảng 100-300mg trong 100gr bánh bao.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100gr bánh bao

Bánh bao sẽ bao gồm phần vỏ bánh bên ngoài và phần nhân bên trong. Đối với 100g bánh trung bình bao gồm khoảng 66% tinh bột, 23% chất béo, 11% protein và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng tham khảo có trong 100gr bánh bao Sáu Sỹ:

Ăn nhiều bánh bao có gây béo phì?

 
Ý chính:

Ăn nhiều bánh bao dễ tăng cân do nhiều tinh bột, chất béo nhưng ít dinh dưỡng. Nếu giảm cân, nên hạn chế hoặc ăn kèm thực phẩm lành mạnh.
 

Bánh bao thường chứa một lượng chất béo đáng kể. Đặc biệt là bánh có nhân thịt vì tổng các thành phần như bột mì, bột nở, trứng, thịt lợn (thịt heo), mộc nhĩ (nấm mèo) và dầu ăn có thể chứa khoảng 348 kcal.Trong khi đó, năng lượng cần nạp trong ngày ở người trưởng thành vào khoảng 670 calo/bữa chính, như vậy, khi ăn 1 cái bánh bao, bạn đã đáp ứng được 50% năng lượng cần nạp trong 1 bữa ăn. Bạn có thể ăn 2 cái bánh bao để cung cấp đủ năng lượng.  

Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn giảm cân thì đây là món ăn cần cân nhắc nếu muốn ăn thường xuyên. Tuy lượng calo trong 1 cái bánh bao đáp ứng 50% nhu cầu bữa chính nhưng đa phần năng lượng này đến từ bột mì, tinh bột và chất béo, không có chất xơ và cũng rất ít vitamin nên khả năng tích mỡ, tăng cân khá cao nếu ăn nhiều. 

Người giảm cân không nên ăn bánh bao thường xuyên nhưng khi muốn, bạn có thể ăn 1 cái bánh bao khoảng 110 calo và ăn thêm thịt nạc, cá, rau xanh, trái cây,... khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn bánh bao không béo. Để tránh béo phì, điều quan trọng là ăn bánh bao một cách hợp lý và cân bằng với các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống của bạn.

Bí quyết ăn bánh bao mà vẫn giữ được vóc dáng, không lo tăng cân

 
Ý chính:

Chọn loại bánh bao ít calo, ăn vừa phải, tránh ăn tối, kết hợp rau, tập luyện và uống đủ nước.

 

Lựa chọn loại bánh bao phù hợp

Thay vì chọn bánh nhân thịt, trứng nhiều năng lượng, bạn nên chọn những loại bánh bao có nhân chứa ít chất béo, kích thước nhỏ và được hấp thay vì nướng hoặc chiên. Lựa chọn đầu tiên có thể là bánh bao chay nhân rau củ hoặc bánh bao nguyên cám. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một cái bánh bao chay 100g có khoảng hơn 100 calo và cung cấp đầy đủ chất xơ, tinh bột, khoáng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể chọn bánh bao nhân đậu xanh không đường, nó sẽ chứa khoảng 150 calo cho 100g bánh. Lượng calo này chưa bằng ⅓ lượng calo cần thiết cho một người trưởng thành cần mỗi ngày.

Không ăn nhiều bánh trong ngày

Để ăn bánh bao mà không lo tăng cân, một trong những bí quyết quan trọng là hạn chế lượng bánh bạn ăn trong một ngày và cân đối lượng calo nạp vào cơ thể. Trong quá trình giảm cân và duy trì dáng vóc, việc duy trì một thâm hụt calo là quan trọng, có nghĩa là lượng calo bạn tiêu thụ phải ít hơn lượng calo bạn nạp vào.

Vậy ăn bánh bao 1 ngày là hợp lý để cân đối lượng calo, hạn chế nguy cơ béo, tăng cân? 

  • Đối với bánh bao chay, bạn có thể ăn từ 2-3 cái bánh bao/ngày. Vì bánh bao chay thường có lượng calo thấp hơn so với bánh bao nhân thịt. Việc ăn 2-3 bánh bao chay mỗi ngày không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình giảm cân.

  • Đối với bánh bao nhân thịt, bạn nên giới hạn chỉ ăn tối đa 1 cái bánh bao/ngày. Bánh bao nhân thịt chứa nhiều nguyên liệu có hàm lượng calo cao hơn, do đó việc ăn quá nhiều bánh bao nhân thịt có thể gây tích tụ mỡ và tăng cân.

Không nên ăn vào buổi tối

Như ở phần bánh bao bao nhiêu calo có chia sẻ cho thấy lượng calo trong bánh bao khá cao. Do vậy, bạn nên ăn bánh bao vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có thể đốt cháy lượng calo nạp vào qua các hoạt động trong ngày.

Đặc biệt nên tránh ăn bánh bao vào buổi tối. Buổi tối là thời gian mà cơ thể cần nghỉ ngơi và không hoạt động nhiều, do đó, năng lượng tiêu hao sẽ ít hơn. Khi bạn ăn bánh bao vào buổi tối, phần lượng calo thừa sẽ không được tiêu hao và sẽ tích tụ thành mỡ, góp phần vào việc tăng cân và béo phì.

Ngoài ra, việc ăn bánh bao vào buổi tối cũng có thể gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Khi bạn ăn bánh bao vào buổi tối, dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn đã làm việc suốt cả ngày và sẽ không thể xử lý hết lượng thức ăn nặng nề trong thời gian ngắn.

Kết hợp chế độ ăn cân bằng

Để ăn bánh bao mà không lo tăng cân, việc kết hợp bánh bao với các thực phẩm khác có lượng calo thấp nhưng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ là một cách thông minh và hấp dẫn. Các thực phẩm này không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu mà còn hạn chế hấp thu chất béo.

Một lựa chọn tuyệt vời để kết hợp với bánh bao là đồ chua như dưa muối, củ kiệu, kim chi hay salad. Salad có thể được làm từ các loại rau và quả tươi ngon như xà lách, cà rốt, dưa chuột, cà chua,….Salad cung cấp nhiều chất xơ và nước giúp bạn cảm thấy no lâu mà không tăng cân. Bạn cũng có thể thêm thực phẩm giàu protein như thịt gà hoặc tôm nõn vào salad để bảo đảm sự no lâu và cung cấp dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kèm bánh bao với các loại rau luộc, hấp như rau muống hoặc bông cải xanh. Những loại rau này có lượng calo thấp, chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất. Chúng không chỉ giúp giảm cân mà còn cung cấp sự tươi mát và hỗ trợ tiêu hóa.

Tập luyện thường xuyên

Duy trì thói quen tập luyện hàng ngày không chỉ là cách hiệu quả để tiêu thụ lượng calo nạp vào từ bánh bao, mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài. Việc kết hợp giữa tập luyện và chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố then chốt trong việc duy trì cân nặng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Quá Trình Đốt Cháy Calo: Khi bạn ăn bánh bao, lượng calo từ món ăn này có thể được tiêu thụ qua các hoạt động thể chất. Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường khả năng đốt cháy calo, đặc biệt là các bài tập cardio như chạy, bơi hoặc nhảy dây. Những hoạt động này không chỉ giúp giảm mỡ mà còn cải thiện sức bền và sức khỏe tim mạch.

  • Tăng Cường Khối Cơ: Tập luyện sức mạnh, như nâng tạ hoặc các bài tập bodyweight, giúp xây dựng và duy trì khối cơ. Cơ bắp tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với mỡ, ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi. Việc này không chỉ hỗ trợ kiểm soát cân nặng mà còn giúp tăng cường tỷ lệ trao đổi chất.

  • Cải Thiện Tâm Trạng và Giảm Stress: Hoạt động thể chất được biết đến với khả năng giải phóng endorphin, hormone hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Điều này đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hiện đại, khi căng thẳng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và cân nặng.

  • Nâng Cao Chất Lượng Giấc Ngủ: Tập luyện thường xuyên cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ đủ và sâu có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng và sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng.

Uống nhiều nước

Khi kết hợp ăn bánh bao với uống đủ nước, dạ dày sẽ được đầy nhanh hơn. Điều này kích thích các tế bào thần kinh ở dạ dày gửi tín hiệu cho não bộ rằng cơ thể đã đầy. Thông qua tín hiệu này, cơ thể sẽ giảm cảm giác thèm ăn giúp bạn tránh việc ăn quá nhiều.

Ngoài ra, uống đủ nước cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp giảm cảm giác khô khi ăn bánh bao. Nước giúp làm mềm thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa, giúp cơ thể tiếp thu dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, nước cũng giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, tránh tình trạng khô hạn và cảm giác khát khi ăn bánh bao.

Gợi ý cách làm bánh bao giảm cân tại nhà

 
Ý chính:

Cách làm bánh bao giảm cân tại nhà: Nhào bột từ bột mì, men nở và nước ấm, để bột nở 1 tiếng. Làm nhân từ thịt gà xay, rau củ băm nhỏ và gia vị. Gói nhân vào bột, tạo hình, rồi hấp chín khoảng 15 phút là xong!

 

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột mì đa dụng: 500gr

  • Men nở: 4gr

  • Đường: 50gr

  • Nước ấm 35 độ: 250ml

  • Dầu ăn: 30ml

  • Thịt gà xay: 300gr

  • Cà rốt: 1 củ

  • Hành tây: 1 củ

  • Nấm mèo: 50gr

  • Nấm hương / nấm đông cô: 50gr

  • Hành lá: 3 nhánh

  • Các loại gia vị: Muối, hạt tiêu, mì chính, nước mắm, dầu hào, hạt nêm

Cách làm bánh bao

Bước 1: Bạn pha men nở với đường và nước ấm. Đợi khoảng 10 phút men sẽ nở ra.

Bước 2: Đổ bột mì ra một cái bát to trộn đều với dầu ăn. Sau đó cho hỗn hợp men đã nở vào rồi nhào bột đều tay cho đến khi bột trở nên mềm mịn và không bị dính vào tay. Tiếp tục đợi khoảng 1 tiếng cho bột nở ra.

Bước 3: Trong lúc đợi bạn sẽ làm nhân của bánh bao. 

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch các nguyên liệu với nước. Sau đó dùng dao băm nhỏ hành tây, cà rốt, nấm hương và hành lá. 

  • Tiếp theo, bạn đổ tất cả nguyên liệu vào một cái bát rồi trộn thịt gà đã xay cùng gia vị cho đều và vừa vặn. Đợi trong 15 phút cho mọi thứ hòa quyện vào nhau và gia vị ngấm đều.

Bước 4: Bột sẽ chia thành các phần nhỏ với kích thước bạn mong muốn để làm bánh bao. Sau đó, dùng chày hoặc cuộn bột thành các lát tròn và mỏng. Cuối cùng cho nhân bánh vào giữa và gói lại thành hình tròn hoặc oval.

Bước 5: Trước khi cho bánh bao vào nồi hấp, bạn nên thoa một lớp dầu ăn mỏng hoặc phủ giấy bạc lên trên để bánh không bị dính. Đợi bánh chín và nở to trong khoảng 15 phút.

Bước 6: Bánh chín bạn tắt bếp và lấy bánh ra khỏi nồi hấp. Có thể thưởng thức trực tiếp hoặc để nguội và bọc trong túi ăn dần.

Những ai không nên ăn bánh bao

Người gặp vấn đề về tiêu hóa

Nếu bạn gặp phải các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích hoặc viêm dạ dày, bánh bao có thể gây khó chịu. Đặc biệt là các loại nhân nhiều dầu mỡ hoặc gia vị nặng, dễ làm bạn cảm thấy không thoải mái.

Người cần kiểm soát cân nặng

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân hoặc muốn duy trì cân nặng, hãy chú ý đến lượng calo trong bánh bao. Ăn nhiều bánh bao mà không kết hợp với việc tập luyện có thể dễ dàng dẫn đến tăng cân. Hãy nhớ rằng mỗi chiếc bánh bao đều có lượng calo riêng, và nếu không kiểm soát, bạn có thể dễ dàng vượt quá lượng calo cần thiết trong ngày.

Người bị tiểu đường

Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn bánh bao. Bánh bao chủ yếu được làm từ bột mì trắng có lượng đường khá cao, điều này sẽ làm chỉ số đường huyết của người bệnh tăng cao và mất kiểm soát. Ngoài ra có thể dẫn đến một số biến chứng khác đặc biệt là biến chứng tim mạch.

Người dị ứng với thực phẩm

Nếu bạn có dị ứng với gluten (có trong bột mì) hoặc các thành phần trong nhân như thịt, trứng hoặc hải sản, thì tránh bánh bao là điều cần thiết. Một phản ứng dị ứng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Người đang kiểm soát lượng Natri

Một số loại bánh bao có thể chứa lượng natri cao do thêm muối và gia vị. Những ai bị cao huyết áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên cẩn thận với lượng natri trong chế độ ăn, vì điều này có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên tim.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Một số nhân bánh bao có thể không đảm bảo an toàn thực phẩm, như các loại thịt chưa được nấu chín kỹ. Nếu không chắc chắn về thành phần, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ.

Kết luận

Yoursupp hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bánh bao, từ lượng calo, lợi ích dinh dưỡng cho đến các bí quyết giữ dáng khi sử dụng, giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa hiệu quả mà món ăn này mang lại. Việc bổ sung bánh bao vào chế độ ăn uống một cách hợp lý không chỉ làm phong phú thêm bữa ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hãy nhớ rằng, ăn bánh bao vừa đủ kết hợp với thói quen tập luyện và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và cảm giác thoải mái. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại liên hệ ngay với hotline 09025.09066 để được tư vấn thêm nhé!

 

 

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
HỆ THỐNG CỬA HÀNG

1 STORE QUẬN 3

161 Cách Mạng Tháng Tám, P5, Quận 3, TPHCM

Hotline: 0902.509.627

9:00 - 21:00

Bản đồ đường đi

2 STORE BÌNH THẠNH

103 Điện Biên Phủ, P15, Bình Thạnh, TPHCM

Hotline: 0902.509.616

6:00 - 22:00

Bản đồ đường đi

3 STORE THỦ ĐỨC

216 Hoàng Diệu 2, P.Linh Chiểu, Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 0902.509.685

9:00 - 21:00

Bản đồ đường đi

4 STORE TÂN PHÚ

19/20 Nguyễn Cửu Đàm, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TPHCM

Hotline: 0902.509.066

9:00 - 21:00

Bản đồ đường đi

article